qua-tang-hinh-anh

Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Tự làm hoa lan và điệp để tặng người thân

Tự làm hoa lan và điệp để tặng người thân
Hoa lan hồ điệp là một loài hoa khoác trên mình vẻ đẹp dịu dàng, đài các và sang trọng. Tuy nhiên để trồng và chăm sóc loài hoa này đòi hỏi cần phải có kĩ thuật và thời gian. Vì vậy, để có được một chậu hoa lan đẹp mất rất nhiều công sức. Tuy nhiên bạn vẫn có 1 cách để trong căn nhà của mình luôn có một chậu hoa lan hồ điệp nhé, đó là một chậu hoa lan hồ điệp giả, được làm bằng vải voan. Đặc biệt là chậu lan này của bạn sẽ không bao giờ bị héo đâu nhé.
Ngoài vải voan, bạn còn có thể dùng giấy nhún để làm nữa, bài viết chi tiết các bạn xem tại : cách làm hoa lan hồ điệp bằng giấy nhún

Hãy nhanh tay làm hoa lan hồ điệp bằng vải voan nào. Bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều loài hoa voan khác tại đây : cách làm hoa bằng vải voan
Chuẩn bị:
- Các dụng cụ làm hoa bằng vải voan: vải voan, kéo, thép, băng dính, kìm nhỏ…
- 3 khung 3 cm
- 2 khung 2 cm
- 1 khung 2,5 cm
- 1 khung 4 cm
- 2 khung 5 cm



Khi bạn tặng quà cho người Nhật thì cần lưu ý sau

Khi tặng quà người Nhật cần lưu ý:
- Các món quà không cần phải đắt tiền, đôi khi chỉ là hộp bánh (tuy nhiên, món quà đắt tiền không bị coi là hối lộ), nhưng cần phải được gói đẹp, cẩn thận bằng giấy gói tặng phẩm. Người châu Âu đa phần không đóng gói quà tặng, còn người Nhật lại coi việc đóng gói và nghi thức trao quà là nghệ thuật văn hoá giao tiếp tinh tế và nhiều ý nghĩa. Cách gói quà của họ cũng rất cầu kỳ, bên trong ba lớp, bên ngoài ba lớp và cuối cùng thắt một sợi dây lụa, dây giấy xinh đẹp. Người Nhật cho rằng nút thắt vặn theo hình dây thừng có gửi gắm linh hồn con người, bày tỏ tấm lòng của người tặng quà. Những dịp chúc mừng họ sẽ thắt dây giấy màu đỏ trắng theo hình chiếc kéo để tương trưng cho may mắn đang đến, nhưng dịp buồn thì thường thắt dây giấy màu trắng đen để tượng trưng cho sự buồn đau và sự đen đủi sẽ không đến nữa.

- Nên đựng quà trong túi kín, không để cho đối tác nhìn thấy ngay từ lúc đầu gặp gỡ.

-  Tặng quà vào cuối buổi gặp gỡ, không tặng trước khi làm việc vì làm như vậy có thể đối tác sẽ hiểu bạn dùng quà để tác động tới công việc. Tuy nhiên, để tranh thủ thiện cảm của đối tác, sau khi kết thúc công việc, bạn nên nhanh tay tặng quà trước cho họ thì hay hơn là để họ tặng quà mình trước rồi mình mới tặng lại.

- Nếu bạn muốn tặng quà riêng cho ai đó thì không nên tặng trong lúc có mặt người khác. Nếu bạn muốn tặng quà cho một nhóm người thì bạn phải đảm bảo có đủ quà cho tất cả những nguời có mặt. Nếu không đủ thì, một là không tặng nữa, hai là chỉ tặng cho một người có chức vụ cao nhất. Nguời Nhật rất phân biệt thứ bậc. Món quà có giá trị cao hơn phải được tặng cho người có chức vụ cao hơn.

- Khi tặng quà bạn nên nói "có chút quà mọn tặng ông/bà làm kỷ niệm", để ngụ ý quan hệ mới là quan trọng, còn quà chỉ là vật kỷ niệm. Khi tặng hay nhận quà bạn nên đưa và nhận bằng cả hai tay và hơi cúi người xuống để tỏ lòng kính trọng và cám ơn.

- Cũng giống phong tục Việt Nam, khi được tặng quà người Nhật thường lịch sự nói đôi ba câu từ chối trước khi chấp nhận. Người Nhật cũng không mở quà ngay trước mặt người tặng.

Không nên tặng người Nhật những món quà gì:
- Đừng bao giờ tặng người Nhật món quà có bộ 4 hoặc 9 (ví dụ 4 bông hoa, bộ khăn bàn gồm 4 khăn ăn hoặc 9 cái ly chẳng hạn). Người Nhật rất kị số 4 và số 9 vì âm của số 4 đồng âm với chữ "tử", nghĩa là "chết" và số 9 được coi là số không may mắn vì nó có nghĩa là sự chịu đựng, sự đau khổ

- Không nên tặng người Nhật chiếc lược chải tóc vì từ chiếc lược trong tiếng Nhật là "kushi", "ku" là sự chịu đựng, sự đau khổ, "shi" đồng âm với từ "chết", "kushi" là cộng cả hai điều bất hạnh này.

- Những món quà có in hình con cáo, vì họ cho rằng con cáo tượng trưng cho tình tham lam, giảo hoạt.

- Không nên tặng trà vì trà có ý nghĩa là người nhận không trong sạch

- Không nên tặng đồ vật làm bằng thủy tinh, sành sứ và vật có hình dáng như bình hay hủ, vì điều đó thể hiện sự mau vỡ, không bền.

- Không nên tặng dao, kéo hay các vật sắc nhọn khác vì điều đó thể hiện sự chia cắt, không trọn vẹn, không hạnh phúc

- Nếu người nhận quà không phải là người thân hay người yêu của mình thì không nên tặng cà vạt và dây đeo cổ vì người nhận sẽ nghĩ rằng mình muốn trói buộc họ.

Quà tặng đảm bảo duy trì mối quan hệ lâu dài, gợi nhớ về một chuyến đi, những con người đã được tiếp xúc. Chúc bạn ghi được điểm với đối tác Nhật Bản không phải bởi bản thân món quà mà là vì nghệ thuật tặng quà khéo léo, tinh tế và đầy tri thức văn hoá của bạn.

 tìm hiểu thêm: http://thanglongosc.com/xuat-khau-lao-dong-nhat-ban.htm



văn hóa nhật bản

Tìm hiểu văn hóa tặng quà của người Nhật Bản

Người Nhật tặng quà vào dịp nào?

Với người Nhật Bản, tặng quà đã trở thành một thói quen hiện hữu trong cuộc sống, người Nhật tặng quà cho nhau không những trong các dịp lễ đặc biệt như: tết, ngày cưới hỏi, sinh nhật… mà ngay cả trong những sinh hoạt hàng ngày, việc tặng quà giữa người Nhật với nhau cũng rất thường xuyên, chẳng hạn như người Nhật có thể tặng một món quà để tỏ lòng biết ơn đến người chủ nhà của họ, hay một món quà thể hiện sự quý mến đối với người bạn đã mời dùng bữa… Nếu như có thống kê những dịp tặng quà của Nhật Bản, ta có thể kể như: bắt đầu từ tiền mừng tuổi đầu năm, các công việc như nhập học, tốt nghiệp, nhận việc làm, nghỉ hưu, ngày cuối năm, ngày kết hôn, sinh nhật, khám bệnh, dọn nhà… Trong văn hóa Nhật Bản, tặng quà đã trở thành một phong tục rất quan trọng, vì thế mà Nhật Bản còn được biết đến với tên gọi “Thiên đường tặng lễ vật cho nhau”.

Tìm hiểu văn hóa tặng quà của người Nhật Bản

Trong văn hóa của mình, người Nhật dành riêng cả hai mùa tặng quà nhằm để tỏ lòng biết ơn và gửi gắm những tình cảm của mình đến mọi người trong mối quan hệ xã hội, hai mùa tặng quà quan trọng của Nhật Bản được gọi là Chugen và Seibo, Chugen là mùa quà tặng giữa năm vào cuối tháng 6, và Seibo là mùa quà tặng cuối năm vào cuối tháng 12. Mục đích của việc gửi quà tặng trong dịp Seibo và Chugen là để cảm ơn những người đã giúp đỡ mình và mong muốn một mối quan hệ lâu dài, có thể là họ tặng quà cho các giám sát viên công việc của mình để tỏ lòng kính trọng, các cặp vợ chồng gửi quà cho những người đã mai mối và phục vụ nghi lễ hôn nhân của họ, một số người gửi quà đến bác sĩ gia đình của họ, phụ huynh tặng quà cho những giáo viên đã giảng dạy cho con, cháu họ. Hơn nữa, trong các mùa tặng quà không phải là bó hẹp trong phạm vi các cá nhân, các công ty và cơ sở kinh doanh gửi quà tặng cho khách hàng, đối tác của họ, và khách hàng trung thành của mình…

Quà tặng với văn hóa Nhật

Bên cạnh giá trị sử dụng của các món quà, quà tặng của người Nhật còn mang tính biểu trưng rất cao, như: quà tặng là xôi đậu đỏ biểu trưng cho sự may mắn, tốt lành; hay người Nhật cũng rất thích tặng nhau đũa, vì trong nhận thức của họ, đũa lúc nào cũng có đôi có cặp, và với công dụng với đũa là “gắp lấy”, người Nhật hình tượng hóa lên với ý nghĩa rằng với đôi đũa họ sẽ “gắp lấy” được những điều tốt đẹp trong cuộc sống như sẽ được lấy một cơ hội tốt, lấy một nghề nghiệp tốt, lấy một người yêu tốt…
Trong văn hóa Nhật Bản, khi tặng quà, ngoài nội dung, ý nghĩa của món quà, người Nhật đặc biệt chú ý đến việc món quà đó được gói và trang trí như thế nào, điều đó rất quan trọng với người Nhật. Với người Nhật, việc chuẩn bị, trang trí một món quà quan trọng hơn giá trị sử dụng của nó. Bởi qua cách gói, trang trí món quà đó thể hiện sự khéo léo, để ý quan tâm hay coi trọng món quà mà người đó mang tặng hay không, nó thể hiện tình cảm, cử chỉ, tính cách của người tặng và đem lại cho họ một món quà thật sự ý nghĩa. Chính vì thế mà món quà của người Nhật được trang trí rất công phu và có những giá trị biểu trưng rất cao, quà tặng được gói bằng giấy Nhật cột thắt bằng sợi dây hai màu đã được tẩy tịnh gọi là Mizuhiki, và đính kèm theo đó là Noshi. Cách gói quà của họ cũng rất cầu kỳ, bên trong ba lớp, bên ngoài ba lớp và cuối cùng thắt một sợi dây lụa, dây giấy xinh đẹp. Người Nhật cho rằng nút thắt vặn theo hình dây thừng có gửi gắm linh hồn con người, bày tỏ tấm lòng của người tặng quà. Những dịp chúc mừng họ sẽ thắt dây giấy màu đỏ trắng theo hình chiếc kéo để tương trưng cho may mắn đang đến, nhưng dịp buồn thì thường thắt dây giấy màu trắng đen để tượng trưng cho sự buồn đau và sự đen đủi sẽ không đến nữa.

Mizuhiki là vật trang sức cho những món quà của người Nhật. Nó khiến món quà trở nên sinh động và đẹp đẽ hơn, cũng nhấn mạnh thêm sự chu đáo quan tâm của người tặng đối với người nhận.
Được làm từ một loại giấy làm từ bột gạo, từ mizuhiki được ghép bởi 2 từ mang nghĩa “nước” và “kéo” nhằm thể hiện quá người thợ kéo dãn nguyên liệu bột gạo sau các chu trình xử lý trong nước để tạo ra những sợi dây thừng bằng giấy đủ màu này. Các mẫu mizuhiki phổ biến là hình ảnh các nút dây tạo thành hình Tứ Linh (Long, Ly, Quy, Phượng) hay các loài hoa thanh nhã như hoa mai, hoa đào… gắn lên trên món quà, chúng góp phần làm cho quà tặng trở nên đẹp đẽ hơn và cũng thể hiện thành ý của người tặng quà, màu sắc của mizuhiki cũng biểu trưng cho món quà đó được tặng vào dịp nào, nếu là những dịp chúc mừng thì các dây mizuhiki có màu sắc rực rỡ như đỏ, vàng… tượng trưng cho sự may mắn đang đến, còn vào các dịp chia buồn thì sử dụng hai màu đen và trắng tượng trưng cho sự buồn đau và đen đủi sẽ không đến nữa; ví dụ như quà tặng đám cưới thì sợi mizuhiki là màu vàng và bạc với phần vàng ở phía bên phải một phần ba, còn quà phúng viếng thì buộc mizuhiki màu đen và trắng

Khi vận chuyển món quà, người Nhật thường dùng một miếng vải chuyên dùng để bọc món quà từ bên ngoài có tên là Furoshiki; Furoshiki là một loại khăn vải khổ lớn hình vuông nhiều màu sắc và họa tiết đẹp mắt, có thể mang đi dễ dàng, Furoshiki có thể làm bằng nhiều chất liệu như lụa, vải bông hoặc sợi tổng hợp. Furoshiki có đủ loại kích thước để phù hợp với các đồ vật được gói, với đủ loại hoa văn màu sắc, các họa tiết tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, thịnh vượng, mạnh mẽ, chúc phúc…

Những kiêng kị trong phong tục tặng quà của người Nhật Bản

Trước khi chuẩn bị những món quà tặng, người Nhật luôn chú ý đến những chi tiết liên quan đến món quà mà theo họ sẽ không mang một ý nghĩa xấu cho người nhận, chính vì thế trong nhận thức của mình họ luôn kiêng kỵ những chi tiết này: trước hết, người Nhật không bao giờ tặng nhau những món quà có bộ 4 hoặc 9, với họ hai con số 4 và 9 là hai con số cấm kỵ, bởi trong cách phát âm của người Nhật Bản âm của số 4 đồng âm với chữ “tử”, nghĩa là “chết” và số 9 cũng được coi là số không may mắn vì nó đồng âm với nghĩa của từ “chịu đựng”, “đau khổ”.

Cũng tương tự, những món quà mà người Nhật thường không bao giờ tặng cho nhau có thể kể đến như: chiếc lược chải tóc vì từ chiếc lược trong tiếng Nhật là “kushi”, “ku” là sự chịu đựng, sự đau khổ, “shi” đồng âm với từ “chết”, “kushi” là cộng cả hai điều bất hạnh này; những món quà có in hình con cáo, vì họ cho rằng con cáo tượng trưng cho tình tham lam, giảo hoạt; quả lê, vì phát âm chữ “lê” trong tiếng Nhật giống như phát âm chữ “không có gì”.
Ngoài ra còn rất nhiều món quà mà theo người Nhật là kiêng kỵ, có thể kể theo các dịp hay các đối tượng được nhận quà như:

- Quà thăm người ốm: khi thăm tặng người ốm, họ thường tặng hoa, nhưng không có nghĩa là loại hoa nào cũng phù hợp, người Nhật tránh mang những loại hoa có mùi mạnh (chỉ tặng hoa có mùi hương và màu sắc dịu nhẹ), hoa màu đỏ (vì có thể khiến cho người ốm liên tưởng đến màu máu, vì vậy họ cũng tránh tặng hoa màu đỏ) và những loại hoa mang những ý niệm không tốt như: hoa anh thảo có liên quan đến “tử” hoặc “khổ”, hoa cúc khiến người ta liên tưởng đến đám tang, hoa trà là loài hoa “rụng cả cuống”, cẩm tú cầu thì phai màu, nhợt nhạt, hoa loa kèn chỉ sử dụng cho đám tang… những loài hoa đó đều không thích hợp để đi thăm người ốm; đặc biệt người Nhật không bao giờ tặng những bông hoa đang trồng trong chậu cho người ốm và họ rất kiêng kỵ điều này, trong cách phát âm của người Nhật hoa trồng trong chậu được đọc là hoa “bén rễ” (nezuku) cũng đồng âm với từ “ngủ mãi”.

Người Nhật cho rằng khi đã nhận quà của ai thì cần phải đáp lễ ngay; khi ai đó nhận được món quà xôi đậu đỏ thì người ta không lấy hết mà để lưu lại một ít nơi góc jubako (tức hộp đựng thức ăn) với ý nghĩa là vì xôi đậu đỏ tượng trưng cho sự may mắn nên phải lưu lại cho chủ chứ không lấy hết sự may mắn của người tặng. Người Nhật có ý nghĩ rằng chỉ có ăn mày mới nhận vật của người mà không có vật đáp lễ trở lại, vật đáp lễ gọi là outsuri, và outsuri không nên trao vào buổi chiều. Người được nhận quà cũng tìm cách biếu lại người tặng quà những thứ tương đương, nhưng không nhất thiết phải có hình thức giống hệt nhau. Chẳng hạn, nếu được tặng một dĩa bánh kem, người nhận quà sẽ biếu lại người kia vẫn trên chiếc dĩa cũ ấy, nhưng thay vì một món ăn là một tập giấy bản (hanshi) hoặc cũng có thể là một món ăn nhưng khác loại, có vẫn có một số trường hợp ngoại lệ như: quà trong dịp hôn ước thì không cần có vật đáp lễ; người Nhật chỉ đáp lễ chúc mừng sinh con sau 7 ngày, đáp lễ đám tang sau 35 ngày, hoặc 49 ngày. Một số trường hợp nếu như không có gì đáp lại thì người được nhận quà gửi lại hai tờ giấy trắng hoặc một hộp diêm tượng trưng cho sự trong sạch và sự biết ơn của người nhận.

Phong tục tặng quà thể hiện nét đẹp trong văn hóa ứng xử cũng như những quan niệm trong phép đối nhân xử thế của người Nhật Bản. Người Nhật coi trọng cộng đồng và các mối quan hệ xã hội nên quà tặng được xem một sợi dây, một chất xúc tác để biểu hiện tâm tư, tình cảm, sự trân trọng với mọi người xung quanh mình. Cũng chính vì thế mà người Nhật không bao giờ xem tặng quà là một hành vi hối lộ. Họ cũng không quen tặng các món quà đắt tiền, mà giá trị thật sự của các món quà tặng chính cách thức món quà được chuẩn bị, sự tỉ mỉ, cầu kì trong cung cách chuẩn bị và trang trí món quà, điều này còn được thể hiện trong rất nhiều thành tố văn hóa khác của Nhật Bản như nghệ thuật Origami, nghệ thuật cắm hoa Ikebana, Chabana… Cách thức tặng quà và nhận quà cũng phản ánh rõ nét đức tính khiêm nhường, trọng lễ nghĩa, và sự kính đáo, tinh tế của người Nhật Bản. Chỉ qua một món quà nhỏ mà ta có thể thấy ở trong đó một kho tàng những giá trị văn hóa sâu sắc và rất nhân văn của người Nhật.

nguồn: http://thanglongosc.com/



Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Không nên tặng những món quà này cho người Nhật

Không nên tặng những món quà này cho người Nhật Bản, các bạn chuẩn bị sang Nhật du học hoặc đi làm việc bên Nhật bản lưu ý nhé
Như các bài trước đó, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn một số loại quà để tặng người Nhật, cũng như những điều lưu ý khi tặng quà. Trong bài này, chúng tôi tiếp tục chia sẻ với các bạn Những món quà không nên tặng người Nhật Bản. Đây là những loại quà tặng kiêng kỵ và người Nhật sẽ không hài lòng, thậm chí còn hiểu lầm bạn. 
– Đừng bao giờ tặng người Nhật món quà có bộ 4 hoặc 9 (ví dụ 4 bông hoa, bộ khăn bàn gồm 4 khăn ăn hoặc 9 cái ly chẳng hạn). Người Nhật rất kị số 4 và số 9 vì âm của số 4 đồng âm với chữ “tử”, nghĩa là “chết” và số 9 được coi là số không may mắn vì nó có nghĩa là sự chịu đựng, sự đau khổ
– Không nên tặng người Nhật chiếc lược chải tóc vì từ chiếc lược trong tiếng Nhật là “kushi”, “ku” là sự chịu đựng, sự đau khổ, “shi” đồng âm với từ “chết”, “kushi” là cộng cả hai điều bất hạnh này.

– Những món quà có in hình con cáo, vì họ cho rằng con cáo tượng trưng cho tình tham lam, giảo hoạt.
– Không nên tặng trà vì trà có ý nghĩa là người nhận không trong sạch
– Không nên tặng đồ vật làm bằng thủy tinh, sành sứ và vật có hình dáng như bình hay hủ, vì điều đó thể hiện sự mau vỡ, không bền. Bạn nên tặng những quà tặng được chế tác bằng vàng, mạ vàng
– Không nên tặng dao, kéo hay các vật sắc nhọn khác vì điều đó thể hiện sự chia cắt, không trọn vẹn, không hạnh phúc
– Nếu người nhận quà không phải là người thân hay người yêu của mình thì không nên tặng cà vạt và dây đeo cổ vì người nhận sẽ nghĩ rằng mình muốn trói buộc họ.
Quà tặng đảm bảo duy trì mối quan hệ lâu dài, gợi nhớ về một chuyến đi, những con người đã được tiếp xúc.

Trên đây là một số chia sẻ về kinh nghiệm khi tặng quà cho người Nhật. Hy vọng với món quà ý nghĩa và hiểu văn hóa người Nhật thì các bạn sẽ thành công và có được những mối quan hệ bền lâu, tốt đẹp với người Nhật.

Nếu bạn còn băn khoăn về các vấn đề khác khi tặng quà cho người Nhật, hoặc cần tư vấn lựa chọn các món quà tặng ý nghĩa cho người Nhật hãy liên hệ với chúng tôi nhé

nguồn:  http://thanglongosc.com/

Các cách chọn quà cưới ý nghĩa cho bạn thân

Ngày nay, bên cạnh phong bì tiền truyền thống, các bạn trẻ thường có xu hướng chọn mua thêm một món quà kỷ niệm ý nghĩa để chúc phúc cho ngày trọng đại của bạn thân. Bởi việc tự tay chọn lựa món quà tặng đám cưới sẽ giúp bạn thể hiện được thành ý và tình cảm thân thiết gắn bó giữa hai người. Hiểu được điều đó, chúng tôi đã tổng hợp cho các bạn một số ý tưởng chọn quà cưới đẹp và thiết thực nhất.

Đồ trang trí trong nhà:

Bạn hãy chọn những món quà thể hiện sự gắn kết của lứa đôi để tặng cho bạn thân của mình cùng lời chúc phúc cho tình yêu của đôi vợ chồng trẻ sẽ luôn vững bền.

Đồ đôi:

Những món đồ đôi dễ thương cũng là một gợi ý tốt. Có rất nhiều lựa chọn cho bạn, như gối bông, ly sứ…

Đồ dùng nhà bếp, nhà tắm:

Món quà vô cùng cần thiết cho đôi uyên ương bắt đầu xây dựng cuộc sống mới. Bạn có thể chọn lựa bộ nồi chảo, bộ chén tách sứ, bếp từ, máy xay sinh tố, máy ép trái cây, lò viba, hoặc bộ đồ dùng nhà tắm… Tuyệt đối không nên tặng dao hoặc kéo vì những món quà này mang ý nghĩa không tốt.

Đồ lót, đồ ngủ:

Món quà này sẽ là lời chúc dễ thương về một đêm tân hôn nóng bỏng và nồng nhiệt dành tặng cô dâu chú rể. Tuy nhiên, vì khá nhạy cảm nên nó chỉ dành cho bạn cực thân. Hiện nay có rất nhiều các hãng đồ lót uy tín và chất lượng cao với mẫu mã rất đẹp. Tùy sở thích về màu sắc, kiểu dáng của người được nhận bạn sẽ sớm chọn được một bộ ưng ý.

Đồng hồ:

Đồng hồ không chỉ tô điểm cho không gian nội thất mà nó còn mang một ý nghĩa sâu sắc hơn là nói lên thời gian sẽ chứng minh tất cả. Điều đó sẽ nhắc cho bạn thân của bạn sẽ luôn nhớ về bạn, nhớ về tình bạn thân thiết của hai người.

Chúc các bạn sớm tìm được món quà ưng ý!

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Thú len 12 con giáp siêu dễ thương

Len là chất liệu được sử dụng rất rộng rãi trong ngành may mặc, thời trang như quần áo, khăn, mũ, giày dép..Thời gian gần đây người ta hay thấy những sản phẩm từ len rất lạ mắt như sản phẩm trưng bày trong nhà, đồ chơi trong đó phải kể đến là Thú len. 

Trước kia khi đi ra ngoài đường chúng ta hay nhìn thấy những của hàng bán quà tặng đồ chơi là thú bông nhưng bây giờ các bạn không phải tốn nhiều tiền để sở hữu những con thú bằng bông nữa mà thay vào đó là con vật ngộ nghĩnh bằng len được làm từ chính bàn tay các bạn. Hôm nay quà tặng Việt - Pháp sẽ giới thiệu tới các bạn 12 con giáp được làm từ len vô cùng xinh xắn


http://quatangvietphap.blogspot.com/ 


 


Hãy nhanh tay để sở hữu những con giáp dễ thương nào các bạn!



Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Búp bê tình bạn tự tay làm để lưu giữ kỉ niệm

www.lamsao.com
Búp bê vừa đáng yêu lại có thể ôm được nữa đó! Làm một cái tặng bạn để lưu giữ kỉ niệm nha
Nội dung chi tiết:
Chuẩn bị những dụng cụ này nhé:

- Vải dạ nhiều màu

- Vải cotton

- Bông nhồi

- Dây đăng-ten, hạt cườm, hạt cúc áo

- Kim, chỉ màu, kéo

Đến phần hành động này
  • 1
    Cắt 4 miếng vải dạ đen và vàng làm tóc, 2 miếng vải màu da làm khuôn mặt, 8 miếng tay và chân, 2 miếng vải tím và xanh làm áo. Phần vải cotton đỏ caro bạn để làm nơ và khăn choàng cổ nhé!
  • 2
     Khâu 2 hạt cườm đen làm đôi mắt, khâu chỉ đỏ làm miệng. Đặt phần đầu vào khe hở trên mái tóc và khâu theo đường viền mép xung quanh khuôn mặt.
  • 3
    Tiếp theo, dùng mũi khâu thùa khuy khâu 2 miếng vải làm tay và nhồi bông vào bên trong. Tương tự, bạn khâu đôi tay và đôi chân.
  • 4
    - Đặt miếng vải áo tím bên dưới mái tóc đen và khâu lại.

    - Khâu đầu và thân áo của thân trước và thân sau trùng khớp với nhau. Khâu chiếc nơ hồng giữa cổ áo thân trước. Bạn có thể khâu thêm tên lên áo nếu thích nữa nhé!
  • 5
    Đặt 2 thân trước và thân sau chồng khít lên nhau, đặt 2 chân ở giữa và khâu viền mép xung quanh áo tím. Tiếp theo, bạn nhồi bông vào bên trong áo tím.
  • 6
     Sau đó, khâu viền mép xung quanh mái tóc và nhồi bông vào bên trong.
  • 7
    Khâu 2 tấm vải caro đỏ làm nơ và khăn choàng cổ.
  • 8
    Cuối cùng, khâu hạt nút lên hai cánh tay và ở cả thân áo. Tương tự, bạn làm thêm một cô bé tóc vàng nữa nhé!
    Cặp đôi bạn thân búp bê đã hoàn thành rồi!
    2 bạn búp bê xinh xắn này sẽ là món quà cực ý nghĩa cho nhỏ bạn thân trong dịp lễ này đó!

                                                                                                                           Handmade(st)